Khái niệm “Đại lý Internet” và “Đại lý dịch vụ viễn thông”

01/12/2004

Trần Hoài Văn, ThS Luật học

Khái niệm Đại lý Internet xuất hiện lần đầu tiên trong Nghị định 55/2001/NĐ-CP (NĐ 55), còn khái niệm Đại lý dịch vụ viễn thông được quy định tại Pháp lệnh Bưu chính viễn thông (PLBCVT) ngày 25/5/2002. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền xác định chủ thể nào là Đại lý Internet và chủ thể Đại lý dịch vụ viễn thông để quản lý đăng ký kinh doanh, thu thuế, bảo đảm an ninh thông tin v.v... Đồng thời, xác định hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực này, mở ra một hướng mới trong đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta, góp phần “đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” như tinh thần Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
Về chủ thể trong hai khái niệm
Từ khi PLBCVT được ban hành, đã có nhiều tranh cãi và quan điểm khác nhau về hai khái niệm này. Có quan điểm cho rằng, hai khái niệm này mâu thuẫn với nhau, bởi chữ “tại” trong khái niệm đại lý Internet của NĐ 55 đồng nghĩa với việc cho phép cả tổ chức, cá nhân nước ngoài ở Việt Nam được mở đại lý Internet, trong khi, PLBCVT lại quy định chỉ tổ chức, cá nhân của Việt Nam mới có thể làm chủ đại lý dịch vụ viễn thông.  Quan điểm khác lại cho rằng, hai chế định này không hề mâu thuẫn với nhau, bởi NĐ 55 ra đời trước PLBCVT nên hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ  Internet trong NĐ không thuộc phạm vi điều chỉnh của PLBCVT; và NĐ này cũng không phải là văn bản hướng dẫn thi hành PLBCVT. Mặt khác, Điều 2 PLBCVT nêu rõ: “Pháp lệnh này quy định hoạt động bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện”. Quy định này được hiểu về phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh, bao gồm: Bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, không đề cập đến hoạt động Internet. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ nhất, bởi viễn thông là “truyền tin đi xa” , là hoạt 1 động thông tin liên lạc giữa những điểm cách xa nhau. Trong đó, có hai phuơng thức “truyền tin đi xa” gồm: hữu tuyến (có dây) và vô tuyến (không dây). Để truyền tải thông tin, người ta sử dụng những công nghệ cơ bản như: Công nghệ Tương tự (Analog), Quang, Số. Với Analog có các dịch vụ viễn thông, điện thoại cố định, fax v.v..., công nghệ số có điện thoại di động, truyền số liệu..., công nghệ quang sử  dụng vào các đường truyền dẫn bằng cáp quang. Và Internet là mạng thông tin toàn cầu, cũng nhằm để “truyền tin đi xa” trên hai phương thức, có dây (cáp đồng, cáp quang...) và không dây (sóng vệ tinh, vi ba...), công nghệ sử dụng là sự kết hợp chủ yếu của công nghệ Số, Analog và Quang. Do đó, khi xem xét mối quan hệ giữa hai khái niệm Viễn thông và Internet có thể thấy, chúng rất gần nhau và bản chất cũng tương đối giống nhau. Hơn nữa, ngay tại Điều 37 PLBCVT cũng có những quy định về “dịch vụ kết nối Internet”, “dịch vụ truy nhập Internet”, “Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính viễn thông”. Vì vậy, mặc dù Điều 2 PLBCVT không đề cập đến Internet, song cả ngữ nghĩa và luật thực định đều chứng tỏ, Internet là đối tượng nằm trong khái niệm Viễn thông. Do đó, hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet trong NĐ thuộc phạm vi điều chỉnh của PLBCVT, và chế định Đại lý Internet phải  phù hợp với chế định Đại lý dịch vụ viễn thông.
Về hình thức đại lý trong Điều 41 của PLBCVT Khoản 1, Điều 41 PLBCVT quy định: “Đại lý dịch vụ viễn thông là... cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý để hưởng hoa hồng”. Theo đó, có thể hiểu, đại lý dịch vụ viễn thông chỉ được mở dưới hình thức đại lý hoa hồng (đại lý hoa hồng là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán hàng theo giá mua, giá bán do bên giao đại lý ấn định để được hưởng hoa hồng) . 2 Khoản 1 quy định như vậy, nhưng khoản 2 lại cho phép bên đại lý dịch vụ viễn thông được: “Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm mà mình được toàn quyền sử dụng hợp pháp để cung cấp các dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo đúng loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý và hưởng hoa hồng; bán lại dịch vụ viễn thông cho người sử dụng tại địa điểm đó trên cơ sở mua dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông theo loại hình, chất lượng và giá cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý”. Trên cơ sở này, bên đại lý dịch vụ viễn thông có quyền thực hiện hai hành vi: thứ nhất , cung cấp dịch vụ cho người sử dụng để hưởng hoa hồng, khi đó bên đại lý ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý hoa hồng; thứ hai, bán lại dịch vụ cho người sử dụng để h-ởng chênh lệch giá, khi đó bên đại lý ký với doanh ngiệp cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý bao tiêu (đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng theo giá do bên giao đại lý ấn định để được hưởng thù lao. Mức thù lao được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá do bên giao đại lý ấn định) . Như 3 vậy, Khoản 2 đã mặc nhiên thừa nhận đại lý dịch vụ viễn thông có thể là đại lý hoa hồng hoặc đại lý bao tiêu; và trên thực tế, các đại lý dịch vụ viễn thông cũng tồn tại dưới cả hai hình này. Do đó, có thể thấy,  định nghĩa Đại lý dịch vụ viễn thông trong Khoản 1, Điều 41 PLBCVT còn thiếu chính xác, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho việc giải thích và áp dụng pháp luật.
Chưa thống nhất với Luật Thương mại
Khái niệm đại lý trong NĐ 55 và PLBCVT chưa thống nhất với khái niệm về đại lý trong Luật Th-ơng mại (LTM). Bởi vì, đại lý theo quy định tại Điều 111 LTM là: “hành vi” , chứ không phải là “Tổ chức, cá nhân”. Theo Từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Văn Đạm, NXB Văn hoá Thông tin, thì “đại lý” có hai nghĩa, nghĩa thứ nhất là hành vi, nghĩa thứ hai là chủ thể thực hiện hành vi đó. Trong LTM và Dự thảo LTM sửa đổi chỉ sử dụng nghĩa thứ nhất, có lẽ, dưới con mắt các nhà làm luật, việc quy định đại lý là “hành vi” vẫn thông dụng và phù hợp hơn. Hơn nữa, LTM có giá trị pháp lý cao hơn PLBCVT, NĐ 55 , do đó, các quy định trong hai văn bản trên phải phù hợp với các quy định trong LTM. Từ những bất cập trên, chúng tôi xin kiến nghị sửa  đổi khái niệm đại lý Dịch vụ viễn thông và đại lý Internet như sau: 1. Khái niệm đại lý dịch vụ viễn thông: “Đại lý dịch vụ viễn thông là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý (các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định pháp luật) và bên đại lý (tổ chức, cá nhân Việt Nam) thoả thuận việc bên đại lý nhân danh bên giao đại lý bán dịch vụ viễn thông để hưởng thù lao ”. 2. Khái niệm đại lý Internet: “ Đại lý Internet là hành vi thương mại, theo đó bên giao đại lý (các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet theo quy định của pháp luật) và bên đại lý (tổ chức, cá nhân Việt Nam) thoả thuận việc bên đại lý nhân danh bên giao đại lý bán dịch vụ Internet để hưởng thù lao”./.