Những vấn đề pháp lý về chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp tại Việt Nam

09/08/2023 06:06:00 SA
LẬP PHÁP - Hoạt động chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp thực chất là việc sử dụng dữ liệu và những công nghệ mới để tạo ra sự thay đổi căn bản trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tinh thần hợp tác và dấn thân của nhân viên, thay đổi căn bản hoạt động quản trị, đảm bảo tính hiệu quả của công việc. Chuyển đổi số cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý an toàn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định đáp ứng phần nào yêu cầu chuyển đổi số. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn còn một số bất cập đòi hỏi cần phải được hoàn thiện. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về chuyển đổi số và đưa ra những kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho hoạt động chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp phát triển tại Việt Nam.  

Biến đổi khí hậu và vấn đề bảo đảm quyền có lương thực tại Việt Nam: thực trạng và kiến nghị

07/07/2023 06:33:00 SA
LẬP PHÁP - Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích những tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền có lương thực tại Việt Nam, làm rõ khung pháp lý của Việt Nam về bảo đảm quyền có lương thực, đồng thời chỉ ra những thách thức mà Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt trong việc bảo đảm quyền có lương thực dưới tác động của biến đổi khí hậu, Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cụ thể cho Chính phủ nhằm giảm thiểu và giải quyết các nguy cơ nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với việc bảo đảm quyền có lương thực cho người dân trong thời gian tới.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường

30/06/2023 06:28:00 SA
LẬP PHÁP - Đồ uống có đường là nguồn cung cấp đường chính cho cơ thể. Việc tiêu thụ đồ uống có đường có liên quan đến việc tăng năng lượng ăn vào, tăng cân, thừa cân và béo phì, từ đó dẫn tới sự phát triển của một số bệnh không lây nhiễm như tiểu đường và các bệnh tim mạch. Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị đánh thuế đối với đồ uống có đường là lựa chọn chính sách quan trọng nhằm giảm mức tiêu thụ sản phẩm này. Để hạn chế các hậu quả tới sức khỏe, giảm chi phí y tế liên quan đến việc sử dụng đồ uống có đường và để tăng khả năng tiếp cận các thực phẩm lành mạnh, có lợi cho sức khỏe, Việt Nam cần đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường ở một số quốc gia trên thế giới

23/06/2023 12:31:00 CH
LẬP PHÁP - Để giảm tình trạng tiêu thụ đường không hợp lý và các tác hại của đồ uống có đường đến sức khỏe, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị các quốc gia triển khai kết hợp ba giải pháp là áp thuế với đồ uống có đường, giáo dục truyền thông và hạn chế quảng cáo đồ uống có đường đối với trẻ em. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia về nhóm sản phẩm đồ uống có đường chịu thuế, phương pháp đánh thuế và thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tăng thuế thuốc lá, giải pháp giúp đạt các mục tiêu phát triển bền vững

31/05/2023 13:52:00 CH
LẬP PHÁP - Sản xuất và tiêu dùng thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính người sử dụng mà còn tới những người xung quanh và toàn xã hội. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích việc sản xuất và tiêu dùng thuốc lá có thể ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển bền vững, từ đó chỉ ra chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với sản phẩm thuốc lá, với mục tiêu điều tiết tiêu dung, có thể góp phần tiến tới việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam.  

Phòng, chống tác hại của thuốc lá và bảo đảm quyền trẻ em ở Việt Nam

23/05/2023 13:11:00 CH
LẬP PHÁP - Trong bài viết này, các tác giả trình bày, phân tích mối quan hệ giữa việc phòng, chống tác hại của thuốc lá với việc bảo đảm quyền của trẻ em, đồng thời khái quát khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này. Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phòng, chống tác hại của thuốc lá và qua đó, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của trẻ em và việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm tới.