Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội – phương thức bảo đảm quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

07/04/2023 06:03:00 SA
LẬP PHÁP - Giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội là việc các cá nhân, công dân hay cộng đồng trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức của Nhân dân theo dõi, quan sát, xem xét hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội nhằm bảo đảm các chủ thể thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ được giao, không ngừng phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp liên quan đến giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội.

Tăng cường công tác giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo với việc xây dựng mô hình Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội

06/04/2023 05:16:00 SA
LẬP PHÁP - Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khoá XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 về Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đã khẳng định 05 mục tiêu cụ thể đến năm 2023, trong đó nhấn mạnh “hoàn thiện cơ bản các cơ chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân”,… “tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội; bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp”. Nghị quyết 27 đã chỉ rõ cần: “công khai, minh bạch trong việc tiếp, xử lý, giải quyết, phản hồi ý kiến, kiến nghị và phản ánh, khiếu nại, tố cáo của Nhân dân”. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung đánh giá thực tiễn hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Quốc hội và kiến nghị xây dựng mô hình cơ quan dân nguyện của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam trong thời gian tới.

Quyền lập pháp và công tác dân nguyện trong xã hội pháp quyền

05/04/2023 06:43:00 SA
LẬP PHÁP - Những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam ngày càng trở nên có hiệu lực, không những thể chế hoá các chủ trương chính sách của đảng cầm quyền, mà còn phải thể hiện ý chí của người dân. Việc thể hiện ý chí của người dân cho đến hiện nay đã có tiến bộ, nhưng vẫn cần phải có sự đổi mới trong tương lai, không nên tập trung cho một cơ quan thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được gọi là Ban Dân nguyện, mà phải được chuyển giao cho người đại biểu của dân thực hiện.

Ủy ban dân nguyện của Cộng hòa Liên bang Đức: một mô hình độc đáo

04/04/2023 05:51:00 SA
LẬP PHÁP - Ủy ban Dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức là một mô hình điển hình trên thế giới với tính chất là một ủy ban Hiến định, một ủy ban chuyên môn về dân nguyện. Sự độc đáo của mô hình này chính là ở việc tạo ra một cơ chế vừa bảo đảm quyền thỉnh nguyện của người dân, vừa giám sát thi hành pháp luật và giám sát văn bản pháp luật thống nhất, vừa giúp Hạ viện thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, vừa tránh được việc mâu thuẫn, chồng chéo về chức năng, thẩm quyền với các cơ quan nhà nước khác. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích, làm rõ vị trí pháp lý, thẩm quyền, quy trình hoạt động của Ủy ban dân nguyện ở Cộng hoà liên bang Đức, từ đó đưa ra một số so sánh và gợi mở ở Việt Nam.

Thanh tra Quốc hội hay Ủy ban Dân nguyện?

03/04/2023 06:26:00 SA
LẬP PHÁP - Là cơ quan đại diện cho dân, xử lý các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các công dân hay các vấn đề thuộc về dân nguyện là một phần quan trọng trong hoạt động của Quốc hội. Có hai mô hình giải quyết các vấn đề dân nguyện. Đó là mô hình Ủy ban Dân nguyện của Quốc hội hoặc mô hình Thanh tra Quốc hội (ombudsman).

Những vấn đề cần quan tâm khi tiếp xúc cử tri tại địa bàn miền núi và tiếp xúc cử tri người dân tộc

31/03/2023 04:56:00 SA
LẬP PHÁP - Từ kinh nghiệm thực tiễn, tác giả chỉ ra những yêu cầu cần thiết để việc tiếp xúc cử tri vùng miền núi, cử tri người dân tộc đạt được kết quả và hiệu quả. Người đại biểu dân cử phải có những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, cùng với khả năng ứng phó xử lý tình huống nhất định. Điều quan trọng là phải nắm rõ chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đặt mình vào trong đời sống của Nhân dân và làm đúng vai trò, trách nhiệm của một người đại biểu dân cử. Công tác tiếp xúc cử tri thực chất cũng là thực hiện công tác dân vận, dân nguyện; mỗi đại biểu là một cán bộ dân vận, dân nguyện.