Skip Ribbon Commands
Skip to main content
SharePoint
ISSN 1859 - 2953

Tư cách chủ thể của robot thông minh- từ góc độ luật so sánh và hàm ý cho Việt Nam

06:40 - 27/09/2023

LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả phân tích về các chế định pháp luật có thể áp dụng để điều chỉnh robot thông minh từ góc độ luật so sánh: như phân tích lý thuyết và quy định của một số hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đặc biệt là châu Âu lục địa và Thông luật Anh - Mỹ, chỉ ra hai hướng tiếp cận chính hiện nay để điều chỉnh robot thông minh là luật về chủ thể (law of persons) và luật về tài sản (law of property) với sự nhấn mạnh vào luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cả hai cách tiếp cận này đều có những ưu, nhược điểm riêng mà Việt Nam có thể tham khảo để tiếp cận, xây dựng hoặc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan.

Hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo

06:02 - 25/09/2023

LẬP PHÁP - Trong bài viết này, các tác giả khái quát chung về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản ảo. Qua đó, các tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo tại Việt Nam, với hi vọng những quy định về tài sản ảo trong tương lai sẽ được thực thi hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.  

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức hoạt động thanh tra và tiếp công dân của cấp huyện

05:55 - 22/09/2023

LẬP PHÁP - Tổ chức hoạt động thanh tra là một trong những vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều nhất trong quá trình xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010, trong đó có vấn đề tổ chức thanh tra địa phương: Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện. Luật Thanh tra năm 2022 đã có những điều chỉnh đáng kể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức hoạt động thanh tra cấp huyện – là đề tài được tranh luận sôi nổi trên diễn đàn Quốc hội và truyền thông – lại gần như không có thay đổi so với Luật hiện hành đã đặt ra câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Kỹ thuật văn bản và bộ tiêu chuẩn kỹ thuật văn bản

06:16 - 20/09/2023

LẬP PHÁP -  Trên cơ sở phân tích các yêu cầu của kỹ thuật văn bản để đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện của bộ luật/luật, tác giả của bài viết đề xuất Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật văn bản gồm 6 tiêu chuẩn với 50 tiêu chí khác nhau và giải thích các tiêu chí này qua phân tích ví dụ về trường hợp không đáp ứng yêu cầu của tiêu chí.

Bất cân xứng thông tin trong các mẫu hợp đồng mua bán condotel

06:30 - 15/09/2023

LẬP PHÁP - Cân xứng thông tin là yêu cầu để giao kết hợp đồng hiệu quả và đặc biệt có ý nghĩa đối với các hợp đồng mua bán condotel hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, do pháp luật còn có những bất cập nhất định, cơ chế thực hiện còn nhiều hạn chế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh condotel thể hiện trong các mẫu hợp đồng mua bán chưa nghiêm túc, có nhiều biểu hiện sai phạm, không đem lại công bằng cho các chủ thể tham gia. Căn cứ vào các mẫu hợp đồng mua bán condotel đang được thực hiện tại nhiều dự án, các tác giả của bài viết phân tích thực trạng bất cân xứng thông tin trong các mẫu hợp đồng, cách thức vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp kinh doanh condotel và đưa ra kiến nghị giải quyết vấn đề này nhằm minh bạch hoá thị trường và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay

06:41 - 13/09/2023

LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số bất cập trong các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 26

14:09 - 12/09/2023

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26. Dự kiến phiên họp sẽ diễn ra trong 5 ngày, được chia thành 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 12 đến sáng 14/9; đợt 2 từ ngày 18 và ngày 20/9; đợt 3 ngày 29/9 để xem xét 18 nội dung.

Xây dựng quy chế quyền tài sản cho dữ liệu: nhu cầu và thách thức pháp lý

06:28 - 11/09/2023

LẬP PHÁP - Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số, đã xuất hiện ngày càng nhiều đề xuất nên coi dữ liệu là đối tượng của luật tài sản để khai thác tối đa những lợi ích từ dữ liệu với tư cách là nguồn ‘dầu mỏ mới’. Trong bài viết này, các tác giả phân tích khả năng tài sản hoá dữ liệu và nhấn mạnh rằng nếu dữ liệu có đủ tính xác định và tính luật định thì có thể trở thành tài sản. Tuy nhiên, quá trình xây dựng quy chế quyền tài sản cho dữ liệu sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ từ chính những đặc tính phức tạp của đối tượng rất mới và giá trị này.

Nhà nước và pháp luật

LẬP PHÁP - Trong bài viết này, các tác giả khái quát chung về quyền sở hữu đối với tài sản ảo và các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến quyền sở hữu đối với tài sản ảo. Qua đó, các tác giả đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền sở hữu đối với tài sản ảo tại Việt Nam, với hi vọng những quy định về tài sản ảo trong tương lai sẽ được thực thi hiệu quả, phòng ngừa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra.  

Chính sách

LẬP PHÁP - Hoạt động chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp thực chất là việc sử dụng dữ liệu và những công nghệ mới để tạo ra sự thay đổi căn bản trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao tinh thần hợp tác và dấn thân của nhân viên, thay đổi căn bản hoạt động quản trị, đảm bảo tính hiệu quả của công việc. Chuyển đổi số cũng đặt doanh nghiệp trước những thách thức chưa từng có, đòi hỏi phải có hành lang pháp lý an toàn. Hiện nay, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy định đáp ứng phần nào yêu cầu chuyển đổi số. Tuy nhiên, các quy định hiện hành vẫn còn một số bất cập đòi hỏi cần phải được hoàn thiện. Trong bài viết này, các tác giả tập trung phân tích thực trạng các quy định của pháp luật về chuyển đổi số và đưa ra những kiến nghị liên quan đến cơ chế chính sách và các quy định của pháp luật nhằm tạo điều kiện cho hoạt động chuyển đổi số trong quản trị nguồn nhân lực của doanh nghiệp phát triển tại Việt Nam.  

Kinh nghiệm quốc tế

LẬP PHÁP - Trong bài viết này, tác giả phân tích về các chế định pháp luật có thể áp dụng để điều chỉnh robot thông minh từ góc độ luật so sánh: như phân tích lý thuyết và quy định của một số hệ thống pháp luật lớn trên thế giới đặc biệt là châu Âu lục địa và Thông luật Anh - Mỹ, chỉ ra hai hướng tiếp cận chính hiện nay để điều chỉnh robot thông minh là luật về chủ thể (law of persons) và luật về tài sản (law of property) với sự nhấn mạnh vào luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cả hai cách tiếp cận này đều có những ưu, nhược điểm riêng mà Việt Nam có thể tham khảo để tiếp cận, xây dựng hoặc hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan.

Bàn về dự án luật

LẬP PHÁP - Cân xứng thông tin là yêu cầu để giao kết hợp đồng hiệu quả và đặc biệt có ý nghĩa đối với các hợp đồng mua bán condotel hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, do pháp luật còn có những bất cập nhất định, cơ chế thực hiện còn nhiều hạn chế dẫn đến việc thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin của các doanh nghiệp kinh doanh condotel thể hiện trong các mẫu hợp đồng mua bán chưa nghiêm túc, có nhiều biểu hiện sai phạm, không đem lại công bằng cho các chủ thể tham gia. Căn cứ vào các mẫu hợp đồng mua bán condotel đang được thực hiện tại nhiều dự án, các tác giả của bài viết phân tích thực trạng bất cân xứng thông tin trong các mẫu hợp đồng, cách thức vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin của doanh nghiệp kinh doanh condotel và đưa ra kiến nghị giải quyết vấn đề này nhằm minh bạch hoá thị trường và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật.

Thực tiễn pháp luật

LẬP PHÁP - Tổ chức hoạt động thanh tra là một trong những vấn đề được đưa ra bàn thảo nhiều nhất trong quá trình xây dựng dự thảo Luật sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010, trong đó có vấn đề tổ chức thanh tra địa phương: Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở và Thanh tra huyện. Luật Thanh tra năm 2022 đã có những điều chỉnh đáng kể về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở. Tuy nhiên, vấn đề tổ chức hoạt động thanh tra cấp huyện – là đề tài được tranh luận sôi nổi trên diễn đàn Quốc hội và truyền thông – lại gần như không có thay đổi so với Luật hiện hành đã đặt ra câu hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Tin tổng hợp

Sáng 12/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 26. Dự kiến phiên họp sẽ diễn ra trong 5 ngày, được chia thành 3 đợt. Đợt 1 từ ngày 12 đến sáng 14/9; đợt 2 từ ngày 18 và ngày 20/9; đợt 3 ngày 29/9 để xem xét 18 nội dung.

Thống kê truy cập

28620657

Tổng truy cập

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 

Tòa soạn: 35 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội

Điện thoại: 08048376

Email: nclp@quochoi.vn - nghiencuulapphap@gmail.com

Website: lapphap.vn