Chọn luật để điều chỉnh thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài

01/07/2003

Đỗ Văn Đại

Giảng viên Khoa luật Tr

ờng đại học Aix Marseille III (Trung tâm Aixen Provence), Cộng hoà Pháp

Chọn luật nào để điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam?Trong số các phương án được đưa ra và phân tích trong bài viết, theo tác giả, giải pháp hợp lý nhất là phân biệt di sản thànhđộng sản và bất động sản. Hai loại di sản này được điều chỉnh như sau: thừa kế về bất động sản theo pháp luật của nước nơi có tài sản; thừa kế về động sản theo pháp luật củanước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, hoặc của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng,hoặc pháp luật của Toà án
Trước ngày Bộ luật Dân sự Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở nước ta được đề cập trong một số văn bản nhưng cũng mới trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật. Từ ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng chế định thừa kế còn “để trống”.
Phương hướng chọn luật
Thứ nhất, trong tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta  sẽ chọn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Cụ thể ở đây là hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, vídụ: pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng1.Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta Do có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản.
-   Do có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của ngườiđể lại thừa kế.
- Khi chết, người đểlại thừa kế có thể chưa chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với cácđối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợpđồng, do vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba.
Thứ hai, trong tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của Toà án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Lý do thứ nhất của xu hướng này là Toà án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của Toà án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử. Lý do thứ hai của xu hướng này là, nếu cho phép pháp luật nước ngoài áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật, Toà án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài. Để biết nội dung pháp luật nước ngoài, Toà án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do không biết nội dung pháp luật nước ngoài nên Toà án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vìhai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau đểlàm sao pháp luật của Toà án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài. Ví dụ: vì Pháp là nước có nhiều dân nhập cư và ít dân di cư nên người để lại thừa kế thường là người có nơi cư trú cuối cùng ở Pháp và do đó việc cho phép pháp luật nơi cư trú cuối cùng điềuchỉnh vấn đềthừa kế theo pháp luật sẽ dẫn đếnmột thực tếlà pháp luật Pháp thường xuyên được sử dụng. Theo chúng tôi, vì sự hiểu biết nội dung pháp luật nước ngoài của Toà án có giới hạn và việc thuê chuyên gia vềpháp luật nước ngoài rấtđắt, chúng ta nên đi theo xu hướng này, cụ thể là làm thế nào để pháp luật Việt Nam thường xuyên được sử dụng trong thực tế đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật.
Thứ ba, đối với di sản ở nước ngoài, bản án của Toà án sẽ có thể phải được thừa nhận ở nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Toà án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp uỷ thác tư pháp, do đó nên có chút thiện
Hộp 1:
 
Khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại
Xin nêu ví dụ về một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là quy phạm tại Khoản 1, Điều 833 của Bộ luật Dân sự (BLDS). Theo điều khoản này, “việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Khoản 1, Điều 833, không định nghĩa thế nào là “việc xáclập” quyền sở hữu đối vớitài sản. Trước sự chung chung và trừu tượng này, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một “việc xác lập” quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Khoản 5, Điều 176 của BLDS, “quyền sở hữu
được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây [...]: được thừa kế tài sản”.
Và chúng ta có quy phạm xung đột sau: vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.
 
Thiết lập quy phạm xung đột mới
Khi hoàn thiện tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới, hai loại giải pháp sau có thể được sử dụng:
Nếu không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản, thì hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người đểlại thừa kế có quốc tịch
điều chỉnh vấn đề thừa kế; hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế  cư trú
để điều chỉnh vấn đề thừa kế.
Nếu phân biệt di sản là động sản hay bất
động sản, thì hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản; hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch
điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn
đề thừa kế đối với di sản là bất động sản.
 
 chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp uỷ thác có thể gặp thuận tiện.
Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của Toà án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp uỷ thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi.
Giải pháp chọn luật
Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, để hoàn thiện tư pháp quốc tế về vấn đề xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật, chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp sau: Thứ nhất, khai thác những quy phạm xung đột pháp luật đã tồn tại để đưa quan hệ thừa kế theo pháp luật vào phần phạm vi của chúng; thứ hai, thiết lập quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này (Xem hộp 1).Sau đây chúng tôi sẽ phân tích từng phương án chọn luật áp dụng theo các phươngán này, qua đó nhận biết được phương án nào là hợp lý nhất đối với Việt Nam hiện nay
Không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản
Trong trường hợp này, chúng ta có các phương án sau:
a) Nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta đã thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản, đơn giản vìchỉ cần giải thích rộng Khoản 1, Điều 833 của BLDS (Xem hộp 1). Song theo chúng tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này vì việc cho phép nhiều pháp luật khác nhau để điều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật sẽ là quá phức tạp và tốn kém, đi ngược lại với phương hướng thứ hai đã trình bày. Vậy giải pháp thiết lập quy phạm xung đột mới cầnđược nghiên cứu. Trong trường hợp này cũng sẽ có một vài phương án.
b)Phápluậtđiềuchỉnhthừakế là pháp luật của nước mà người đểlại thừa kế có quốc tịch
Về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưuđiểm hơn giải pháp trước vì chúng ta chỉ phảiđầu tư vào nghiên cứu pháp luật được sử dụngđể điều chỉnh vấn đề thừa kế là pháp luật của nước ngoài mà người để lại thừa kế mang quốc tịch. Nhưng giải pháp này vẫn còn một số nhược điểm:
Thứ nhất, giải pháp này quá tôn trọng bản chất nhân thân và bỏ qua bản chất tài sản của quan hệthừa kế theo pháp luật. ởđây, sẽ không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bấtđộng sản điều chỉnh di sản này, cụ thể trong ví dụ là không cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh di sản là bất động sản ở Việt Nam. Điều này đi ngược lại với xu thế chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật của nước nơi có bất động sản,  phápluật Việt Nam có xu hướng cho phép pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh bất động sản2. Cũng cần nói thêm là việc không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này có thể gây ra phản ứng không hay của nước nơi có di sản đối với một số biện pháp uỷ thác hayđối với việc thừa nhận bản án của Toà án nước ta trên nước này.
Thứ hai, giải pháp này bất lợi đối với đối tác là người thứ ba mà người để lại thừa kế thiết lập quan hệ trước khi chết vì thông thường những người này sống ở nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng3 và họ không có sự hiểu biết pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, theo chúng tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này.
c) Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùngGiải pháp này cũng có ưu điểm là chỉ có một pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kếđồng thời giải pháp này không làm thiệt hạiđến người thứ ba và tránh được những khó khăn trong việc xác định quốc tịch của ngườiđể lại thừa kế. Nhưng cũng như giải pháp vừa nghiên cứu, giải pháp này không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất  độ pháp quốc tế nước ta và một chút kiến thức về tư pháp quốc tế nước ngoài, chúng ta sẽ cho phép pháp luật Việt Nam áp dụng thường xuyên, cụ thể là chúng ta sẽ sử dụng quan hệ thừa kế vì di sản là động sản đượcđiều chỉnh bởi pháp 
luật của nước mà ngườiđể lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.
Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tế.
Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làmăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chết đểlại di sản ở nướckỹ thuật dẫn chiếu trở lại trong tư pháp quốc tế nước ta và các quy phạm xung đột của T ư pháp quốc tế nướcngoài về quan hệ thừa kế theo pháp luật. Theo Khoản 3, Điều 827 của BLDS, “Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nướcngoài được [...] quy định hoặc [...] viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lạipháp luật Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xãhộichủ nghĩa Việt Nam”. Vậy, nếu tư pháp quốc tế nước ta cho phép pháp luật nước ngoài quyền điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật nhưng pháp luật nước này từ chối và dẫn chiếu ngược lại thì chúng ta sẽ áp dụng pháp luật nước ta. Kỹ thuật này tạo cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫnđược lòng các cơ quan pháp luật nước ngoài vì chúng ta đã cho pháp luật nước họ thẩm quyềnđiều chỉnh nhưng pháp luật nước họ lại dẫn ngược lại pháp luật nước ta (Xem hộp 2).Vậy, thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, giải pháp mà chúng tôi kiến nghị sẽ tạo thêm cơ hội cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế thường xuyên hơn, điềuđó đáp ứng được phương hướng thứ hai mà chúng tôi đã trình bày.Tư pháp quốc tế một số nước không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa là pháp luật các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản (Xem hộp 3).Vậy, áp dụng kỹ thuật dẫn chiếu  trở lại, chúng ta cũng tạo thêm cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn có thiện chí với pháp luật của nước nơi có bấtđộng sản.Có thể nói, chấp nhận giải pháp mà chúng tôi kiến nghị và vận dụng linh hoạt kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, pháp luật nước ta sẽ được áp
Hộp văn bản: Hộp 2:
Chúng tôi xin lấy ví dụ tr-ờng hợp mà theo
đó ng-ời để lại thừa kế là gốc Việt, có quốc tịch Pháp hay Mỹ và có nơi c- trú cuối cùng tại Việt Nam (giả thiết này sẽ th-ờng xuyên xảy ra trong thực tế Việt Nam vì nhiều Việt kiều về c- trú ở Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Pháp hay Mỹ). Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị đ-ợc sử dụng, thì pháp luật điều chỉnh thừa kế về động sản đối với di sản mà những ng-ời này để lại là pháp luật của n-ớc mà họ có quốc tịch, ở đây là pháp luật Pháp hay pháp luật Mỹ. Nh-ng t- pháp quốc tế của hai n-ớc này đều cho phép pháp luật của n-ớc mà ng-ời để lại thừa kế có nơi c- trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản, điều đó có nghĩa là pháp luật Pháp và Mỹ cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh và thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại chúng ta áp dụng pháp luật n-ớc ta.
Hộp văn bản: Hộp 3:
•	Một ng-ời Việt Nam sang làm ăn ở Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin và có một bất
động sản ở đó khi chết. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị đ-ợc áp dụng, pháp luật
điều chỉnh di sản này là pháp luật Tây Ban Nha hay Phi-lip-pin (pháp luật của n-ớc nơi có vật), nh-ng pháp luật hai n-ớc này dẫn chiếu trở lại pháp luật n-ớc mà ng-ời để lại thừa kế có quốc tịch, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, chúng ta có thêm cơ hội áp dụng luật Việt Nam trong tr-ờng hợp này.
•	Một ng-ời gốc Việt về Việt Nam c- trú sau một thời gian làm ăn sinh sống ở Thuỵ Sỹ và khi chết để lại một bất động sản ở Thuỵ Sỹ. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị
đ-ợc áp dụng, pháp luật Thuỵ Sỹ là pháp luật
điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản này (pháp luật của n-ớc nơi có vật), nh-ng pháp luật n-ớc này dẫn trở lại pháp luật của n-ớc mà ng-ời để lại thừa kế có nơi c- trú cuối cùng, ở đây là pháp luật Việt Nam.
1.           Thừa kế về bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.
2.          Thừa kế về động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Trong trường hợp không xác
định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và, trong trường hợp không xácđịnh được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Toà án.Để bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hoá giải pháp trình bày ở trên và trong khi chờ đợi, Toà án tối cao có thể thừa nhận giải pháp này thông qua thông tư hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đã làm trong những vấn đề khác6 hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ7./.
 
 

 

 

 

 

(Nguồn tin: Bài viết đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 7, tháng 7/2003)


Thống kê truy cập

33019019

Tổng truy cập