Cần nuôi dưỡng nguồn thu và quản lý chi tốt

01/06/2004

Trần Đình Bút, GS, Ban nghiên cứu của Thủ t

ớng

Mức động viên cao:
Theo dõi chuỗi số liệu về mức thu ngân sách và phân tích con số cụ thể các năm thì thấy một xu hướng tăng rất nhanh của nguồn thu ngân sách nhà nước qua tỷ lệ thu ngân sách trong GDP (xem biểu dưới đây). Qua biểu trên, có thể thấy: ƒ Mức động viên đóng góp của nhân dân vào ngân sách quốc gia ở Việt Nam có xu thế tăng từ sáu năm qua, bắt đầu từ năm 1998, và tăng đột biến trong hai năm 2003 và 2004, từ khoảng 19ư20% GDP vọt lên 23,4%  năm 2003 và dự kiến năm nay (2004) sẽ lên đến 25%. ƒ So với các nước quanh ta như Trung Quốc, Thái Lan, tỷ lệ huy động qua ngân sách của họ thấp hơn, mức huy động nhẹ hơn, ổn định hơn, từ đó nuôi dưỡng nguồn thu, tạo động lực kích thích sản xuất và kinh doanh. ƒ So với Mỹ, một nước có mức GDP gấp 275 lần nước ta (11.000 tỷ USD/40 tỷ USD), GDP bình quân đầu người gấp 72 lần (36.000 USD/500 USD), và ngay trong điều kiện phải ứng phó với chiến tranh ở Afganistan và Irac, tỷ lệ động viên đóng góp của nhân dân vào ngân sách (2.360 tỷ USD) so với GDP năm 2004 (khoảng 1 1.000 tỷ USD) cũng chỉ 21,4%, nhẹ hơn mức đóng góp của công dân Việt Nam . ƒ Còn ở Singapo, Hà Lan, là những nước có tỷ lệ động viên cao hơn ta chút ít (xoay quanh 25ư26%,) nhưng Nhà nước chi trả nhiều phúc lợi xã hội như học hành, chữa bệnh miễn phí rộng rãi, bảo hiểm trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già v.v... nên người dân thấy rõ lợi ích của sự đóng góp và sẵn sàng, vui vẻ đóng thuế. Còn ở nước ta, chi phí học hành, chữa bệnh đang là gánh nặng trong ngân sách gia đình,nhất là tầng lớp dưới, thu nhập thấp. Trong một hội thảo do Học viện Tài chính tổ chức ngày 18/03/2004 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, một chuyên gia tư vấn  của Văn phòng Phủ Thủ tướng cho biết trong mười năm qua, trong khi GDP tăng 2 lần thì nguồn thu ngân sách đã tăng 10 lần, và đặt vấn đề cần xem xét lại chính sách động viên qua ngân sách. Cũng qua bài báo “ Nóng bỏng chi tiêu ngân sách” được biết: “Bộ trưởng Bộ Tài 2 chính Nguyễn Sinh Hùng thừa nhận muốntăng thu trước hết phải nuôi dưỡng nguồn thu và làm sao tăng GDP để thu ngân sách chỉ xấp xỉ bằng 20% GDP”. Đó là quan điểm rất đúng đắn. Vậy thì nguyên nhân gì đã đẩy tỷ lệ động viên qua ngân sách nước ta theo xu hướng lên cao dần sáu năm qua, đến mức 25% GDP như trên? Phải chăng lãnh đạo Bộ Tài chính đã không thể cưỡng lại áp lực đòi tăng chi từ các ngành và các địa phương, nên khi dự toán và điều hành ngân sách đã xuất phát từ nhu cầu chi để bố trí cân đối với nguồn thu, từ đó buộc phải tăng thu đến mức “ tận thu ”? Kinh nghiệm lịch sử đã cho biết bất cứ triều đại nào áp đặt mức đóng góp làm kiệt sức dân cũng không thể làm phồn vinh đất nước được, và cũng không thể tồn tại lâu dài được. Nên khi hình thành chiến lược tài chính nước ta thời kỳ 2000ư2010, Nhà nước ta đã khẳng định phương châm chỉ đạo “ Khoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu”. Phương châm này đòi hỏi lật lại một cách căn bản phương pháp quản lý và điều hành ngân sách, cụ thể là: 1. Xuất phát từ khả năng đóng góp của nhân dân mà bố trí chi tiêu ngân sách: Khả năng đóng góp là khả năng mà nhân dân có thể chịu đựng được. Tỷ lệ động viên vào ngân sách xấp xỉ 20% GDP, theo kinh nghiệm của nước ta và kinh nghiệm thế giới là hợp lý; và nếu có thể thấp hơn đôi chút vào khoảng từ 18%ư19% thì càng hay, vì mức thu nhập bình quân/người của ta vẫn thuộc loại những nước nghèo nhất thế giới. 2. Với nguồn thu có giới hạn đó, ngành tài chính có trách nhiệm chủ chốt trong dự thảo dự toán thu chi ngân sách, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách trình các cơ quan có trách nhiệm quyết định. 3. Bộ Tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm chủ chốt giám sát chặt chẽ kỷ luật thực hiện ngân sách theo tinh thần tiết kiệm nhất, ngăn chặn kịp thời mọi sự tùy tiện chi tiêu sai định mức, chế độ. 4. Khi xuất hiện “vượt chi ” cũng như “ vượt thu ”, ở một mức nhất định, cấp có thẩm quyền phê duyệt ngân sách cần đòi hỏi Bộ Tài chính thuyết minh, điều trần minh bạch và quy trách nhiệm để xử lý nếu xét cần thiết. Công dân có nghĩa vụ đóng thuế, thì có quyền đòi cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng kỷ luật chặt chẽ với những ai tùy tiện áp đặt mức thu và tùy tiện phung phí nguồn thu
Lập luận phản bác: Trong việc lập lại  trật tự kỷ cương quản lý ngân sách như vừa nói trên, cần đề phòng một số lập luận nguỵ biện sau đây, tuồng như đã khoan sức dân đủ lắm rồi: ƒ Nhà nước đã rất quan tâm giảm nhẹ mức thu cho người có thu nhập cao, nâng mức khởi điểm nộp thuế từ 3 triệu đồng lên 5 triệu đồng. Nhưng trên thực tế, tổng số thu từ thuế thu nhập cao cá nhân chỉ chiếm một con số quá nhỏ 2,09% trong tổng thu ngân sách năm 2001 và bằng 0,5% GDP. Việc điều chỉnh vừa qua không ảnh hưởng gì lớn đến tỷ trọng ngân sách trong GDP. Số đối tượng nộp thuế cũng rất ít, chỉ có 400.000 người, chiếm 0,5% tổng dân số, và khoảng 1% lực lượng lao động mà thôi. ƒ Nhà nước đã giảm thuế nông nghiệp cho nông dân. Đây là việc có ảnh hưởng chính trị rất lớn. Nhưng thực tế, với tổng số thu từ thuế nông nghiệp khoảng 2.000 tỷ đồng, trong tổng số 120.000 tỷ đồng tổng thu ngân sách, thì quả không đáng nói (2000/120.000= 1,6% nguồn thu ngân sách). ƒ Lập luận của Bộ Tài chính mỗi lần điều chỉnh thuế đều ít hướng tới giảm nhẹ mức đóng góp, mà thường là tạo nguồn thu nhiều hơn, ví dụ thuế VAT, ít tác dụng khuyến khích sản xuất, khoan sức dân. ƒ Bộ Tài chính thường viện lẽ thuế suất kinh doanh của Việt Nam thấp hơn các nước khác. Nhưng doanh nghiệp nước ngoài lại chứng minh trên thực tế là cao hơn, vì có nhiều khoản chi cần thiết và hợp lý cho kinh doanh, nhưng không hợp lệ theo quy định của Bộ Tài chính Việt Nam, vì vậy bị tách ra, không được tính vào chi phí để miễn thuế. Do đó, mức thuế tối đa không phải 25% hay 28% (bắt đầu từ 1/1/2004) mà trên thực tế có thể lên đến 40%ư43% . Nhiều doanh nghiệp nước 3 ngoài đã bỏ ra đi, qua Trung Quốc, Campuchia hoặc Thái Lan. Phải biết sử dụng các công cụ tài chính khác: Để tạo nguồn vốn tích luỹ cho xây dựng đất nước, không chỉ có công cụ duy nhất là ngân sách, mà còn cần sử dụng đồng bộ một hệ thống công cụ khác nữa, như hệ thống tín dụng, ngân hàng, các quỹ phát triển, quỹ bảo hiểm, thị trường chứng khoán, công trái v.v… Nghệ thuật quản lý vĩ mô phải thể hiện ở chỗ sử dụng hài hoà các công cụ đó, để người dân tự nguyện và tích cực tham gia, không cảm thấy gánh nặng thuế má đè lên người họ, nếu chỉ nặng về sử dụng công cụ thuế.
Kết luận: Nếu không đổi mới tư duy tài chính, chỉ nặng về “ tận thu ”, là trái với tinh thần “ khoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu”. Tận thu sẽ vừa mất nguồn thu, vừa mất lòng dân. Ngược lại, nếu biết khoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu, bằng những thuế suất vừa sức chịu dựng của nền kinh tế, sẽ có tác dụng mạnh mẽ sau đây:  ƒ Giảm chi phí sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào, tác động cộng hưởng qua các khâu chế biến trung gian, cuối cùng giảm chi phí sản xuất sản phẩm, nâng cao mạnh sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. ƒ Nhân dân thấy mức thuế chấp nhận được, sẽ tích cực bỏ vốn kinh doanh, huy động được nguồn vốn nội lực lâu bền. ƒ Hấp dẫn nguồn vốn đầu tư nước ngoài. ƒ Nhiều lao động được sử dụng hơn, có thu nhập nhiều hơn, sức mua tăng lên, nguồn thuế VAT tăng lên, thu ngân sách chắc chắn nhiều hơn. ƒ Tác dụng tổng hợp của tư duy “ khoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn thu” dẫn đến nền kinh tế có nguồn vốn đầu tư hùng hậu, bền vững, chất lượng và nhịp độ tăng trưởng tốt hơn; vừa tăng hiệu quả quản lý kinh tế, vừa được cái quý nhất là lòng dân./.