Đổi mới tư duy trong trọng dụng, thu hút nhân tài

24/11/2021 06:21:00 SA
LẬP PHÁP - Nhân tài là nguyên khí của Quốc gia. Trọng dụng nhân tài luôn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ nghìn đời nay. Đến thời đại Hồ Chí Minh, kể từ khi thành lập nước Việt Nam mới, với tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc và trọng dụng nhân tài của Bác, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thu hút, trọng dụng nhân tài và cũng đã thu được những thành công to lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi toàn cầu hóa đã và đang chi phối mạnh mẽ sự phân công lao động xã hội và dịch chuyển nguồn nhân lực không biên giới, cùng với sự tác động, chi phối bởi các yếu tố thực dụng của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi cần phải có một tư duy mới, một hệ quan điểm mới trong thu hút, trọng dụng nhân tài. Tác giả bài viết xin được chia sẻ một vài suy nghĩ với mong muốn đóng góp ý kiến cho việc hình thành một Chiến lược thu hút và trọng dụng nhân tài của Việt Nam thật sự thiết thực và có ý nghĩa. 

Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay

17/11/2021 06:04:00 SA
LẬP PHÁP - Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định “đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả". Do đó, chính quyền địa phương phải thay đổi cả về tư duy và hành động để trở thành chính quyền kiến tạo, quản trị một cách hiệu quả và phục vụ xã hội ngày một tốt hơn. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày về quản trị quốc gia, quản trị nhà nước ở địa phương và năng lực quản trị của chính quyền địa phương; thực trạng năng lực quản trị của chính quyền địa phương và đưa ra một số kiến nghị nâng cao năng lực quản trị của chính quyền địa phương ở nước ta.

Nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng

22/10/2021 06:07:00 SA
LẬP PHÁP - Tiết kiệm, chống lãng phí đã được Hiến pháp năm 2013 quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khi đề cập đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã chỉ rõ: “Công tác phòng, chống lãng phí... chưa có chuyển biến rõ rệt... phát hiện, xử lý lãng phí vẫn còn hạn chế... lãng phí... vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp... ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”. Lãng phí đã, đang và tiếp tục cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bức xúc trong nhân dân, là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm rõ tình hình, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và năm tiếp theo; đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ở nước ta trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp Nhiệm kỳ 2021 - 2026: kết quả và những vấn đề đặt ra nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội

19/10/2021 05:48:00 SA
LẬP PHÁP - Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cuộc vận động chính trị và đợt sinh hoạt dân chủ sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân. Cuộc bầu cử đã thành công tốt đẹp, bảo đảm dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm, thực sự là Ngày hội lớn của toàn dân. Kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV là tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chiến lược hoạt động lập pháp

11/08/2021 06:50:00 SA
LẬP PHÁP - Với tầm nhìn chiến lược, xuyên suốt toàn khóa, trước kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài viết, “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoạt động lập pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội và các chủ thể khác tham gia vào quy trình xây dựng luật cần quán triệt đầy đủ và sâu sắc nội dung  bài viết, góp phần thiết thực để Quốc hội thực thi tốt nhất, hiệu quả cao nhất nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Trong phạm vi bài viết này, tác giả cô đúc 6 nhóm quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; 6 yêu cầu và 8 nội dung vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động lập pháp trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

19/07/2021 06:00:00 SA
LẬP PHÁP - Kiểm soát quyền lực nhà nước là chủ đề được đề cập nhiều lần trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta và đề xuất một số giải pháp tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước theo quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.